Bối cảnh Trận_Bạch_Giang

Tình hình Bán đảo Triều Tiên và Trung Quốc đại lục

Vào thế kỷ thứ 6 và thứ 7, ba vương quốc Cao Câu Ly (高句麗), Bách Tế (百済) và Tân La (新羅) là tam quốc trên Bán đảo Triều Tiên, nhưng Tân La đã bị hai vương quốc kia đe dọa diệt vong.

Theo ghi chép của "Nhật Bản Thư Kỷ" (日本書紀, Nippon Shoki), Wakoku (倭国, Oa Quốc - tên gọi Nhật Bản trước đây) đã có ảnh hưởng thông qua Nhậm Na (任那, Mimana) ở phía nam của bán đảo Triều Tiên. Nhậm Na đã bị Tân La tiêu diệt trước năm 562.

Năm 475, Bách Tế bị Cao Câu Ly tấn công và kinh đô thất thủ, sau đó được khôi phục bằng việc chuyển thủ đô về Ungjin (熊津, Hùng Tân), và năm 538 thì chuyển đến Sabi (泗沘, Tứ Tỷ). Vào thời điểm đó, Bách Tế có mối quan hệ sâu sắc với Wakoku (Triều đình Wakoku cử trọng thần đến đóng quân ở đó), và trong trận chiến với Cao Câu Ly, quân tiếp viện thường được gửi đến từ Wakoku.

Mặt khác, nhà Tùy (隋朝), được thành lập vào năm 581, đã thống nhất lục địa Trung Quốc và thực hiện 4 cuộc tiến công quy mô lớn đến Cao Câu Ly (Chiến tranh Tùy – Cao Câu Ly) dưới thời trị vì của Tùy Văn ĐếTùy Dạng Đế, nhưng không có cuộc tiến công nào thắng lợi cả. Năm 618, nhà Tùy bị lật đổ bởi một cuộc nổi dậy trong nước. Nhà Đường (唐朝) mới thành lập đã thống nhất Trung Quốc vào năm 628. Nhà Đường xâm lược Cao Câu Ly 3 lần (644-661-667) trong thời gian của hai triều vua Đường Thái TôngĐường Cao Tông, và chinh phạt được Cao Câu Ly (Chiến tranh Đường–Cao Câu Ly).

Đường chinh phạt Tân La

Khi Tân La bị Bách Tế tấn công vào năm 627, họ đã yêu cầu sự trợ giúp của nhà Đường, nhưng không thể vào thời điểm đó vì nhà Đường đang ở giữa một cuộc nội chiến. Tuy nhiên, vì Cao Câu Ly và Bách Tế quay lưng với Đường, nên nhà Đường ủng hộ Tân La như một quốc gia chư hầu. Ngoài ra, Kim Chunchu (金春秋, Kim Xuân Thu), sau này là Tân La Vũ Liệt vương, người trở thành nhân vật quyền lực dưới thời Thiện Đức nữ vương (632-647), bắt đầu tích cực áp dụng chính sách Đường hóa, và khi lên ngôi là Vũ Liệt vương vào năm 654, ông thường xuyên đến thăm nhà Đường để thể hiện lòng trung thành với nhà Đường. Cuộc xâm lược Bách Tế của nhà Đường được lên kế hoạch từ khoảng năm 648. Năm 649, Tân La phái Kim Chunchu đến Wakoku thay vì Kim Taswu (金多遂, Kim Đa Toại).

Tình hình Bách Tế

Bách Tế xâm lược Tân La liên tục từ năm 642. Khi nạn đói do đại hạn hán ập đến bán đảo Triều Tiên vào năm 654, vua Nghĩa Từ vương đã không thực hiện các biện pháp giải quyết nạn đói, và vào tháng 2 năm 655, ông đã làm Bách Tế dần suy tàn, chẳng hạn như sửa chữa cung điện cho Thái tử Phù Dư Long (扶餘隆, Buyeo Yung). Vào tháng 3 năm 656, Thành Trung (成忠, Sengchwung), người đã chỉ trích vua Nghĩa Từ vương nghiện rượu, đã bị bắt giam và chết trong ngục. Trong Nhật Bản Thư Kỷ ghi sự suy tàn của Bách Tế được mô tả là “do sự kiện này mà gây ra". Vào tháng 4 năm 657, một đợt hạn hán khác xảy ra, và thực vật hầu như không còn. Vào tháng 9 năm 643, nhà Đường đã tuyên bố rằng Bách Tế "phòng thủ đang dựa vào biển, không chịu tu bổ vũ khí, nam nữ ly thân nhau và tụ tập trong bữa tiệc chung" (冊府元亀, Sách phủ nguyên quy). Kết quả là nhà Đường đã có được thông tin về những khiếm khuyết trong phòng thủ, mất đoàn kết và rối loạn xã hội.

Tháng 4 năm 659, nhà Đường chuẩn bị xuất binh bí mật.

Tình hình Wakoku

Việc nhà Đường âm mưu xâm chiến Bách Tế đã truyền đến Wakoku, và việc đề cao cảnh giác được gia tăng. Có nhiều giả thuyết khác nhau về chính sách đối ngoại trong thời kỳ Cải cách Taika, nhưng với khả năng nhà Đường sẽ tấn công Bách Tế, một quốc gia hảo hữu truyền thống, chứ không phải Cao Câu Ly, nơi cách xa Wakoku bằng đường biển dẫn đến chính sách đối ngoại của Wakoku sẽ buộc phải lựa chọn giữa triều đại Trung Quốc (Đường) và Bách Tế, cả hai đều có quan hệ hữu nghị truyền thống. Về chính sách đối ngoại của thời kỳ này, các nhà sử học có nhiều ý kiến ​​khác nhau, chẳng hạn như "lý thuyết nhất quán về đường lối ủng hộ Bách Tế", tranh chấp giữa các phe "Thiên hoàng Kōtoku = phe thân Bách Tế, Hoàng tử Naka no Ōe = phe thân Đường và Tân La" hoặc là "Thiên hoàng Kotoku = phe thân Đường và Tân La, Hoàng tử Naka no Ōe = phe thân Bách Tế".

Đề xuất chinh phạt Tân La

Vào năm Hakuchi thứ 2 (651), Sadaijin (Tả đại thần), Kose no Tokuta, khuyên Hoàng tử Naka no Oe (sau này là Thiên hoàng Tenji), người đã trở thành một nhân vật quyền lực ở Wakoku, chinh phục Tân La, tuy nhiên, đề xuất đã không được thông qua.

Sứ thần nhà Đường

Việc cử sứ thần đến nhà Đường Trung Quốc trong hai năm liên tiếp, vào năm Hakuchi thứ 4 (653) và năm Hakuchi thứ 5 (năm 654), được cho là một nỗ lực để đối phó với tình hình này.

Đánh bại Emishi và Shukushin

Vào thời đại của Thiên hoàng Saimei, vào tháng 4 năm 658, cuộc chinh phạt phía bắc đã được lên kế hoạch và đứng đầu là Abe no Hirafu, quốc thủ Koshi, đã đánh bại lần lượt các tộc ở Emishi vào tháng 4 năm 659, và Shukushin vào tháng 3 năm 660.

Liên quan